Rong kinh là gì?Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài

 Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nhiều chị em. Mặc dù không gây hậu quả và các ảnh hưởng tức thời nhưng nếu không kịp thời điều trị và phòng ngừa sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vậy cụ thể rong kinh là gì? Làm thế nào để điều trị kinh nguyệt kéo dài? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!


1. Rong kinh là gì?


Kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt là gì thì hầu như chị em nào cũng biết. Thế nhưng rong kinh là gì thì không phải ai cũng rõ ràng về tình trạng này. Rong kinh là tình trạng số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu ra nhiều hơn bình thường.

Thông thường, số ngày hành kinh của phụ nữ, rơi vào khoảng từ 3 – 7 ngày với lượng máu kinh trung bình đo được là 40 – 60ml. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cứ 6 – 8 tiếng thì chị em phải thay băng một lần. Thế nhưng, theo thống kê có đến 14 – 16% phụ nữ có số ngày hành kinh hơn 7 ngày, lượng máu kinh trung bình đo được rơi vào khoảng 80ml. Như vậy, lúc này chị em phải liên tục thay băng sau 2 – 3 tiếng, có nhiều trường hợp còn xuất hiện cục máu đông. 

Rong kinh không chỉ khiến cuộc sống chị em gặp nhiều phiền toái mà còn gây thiếu hụt một lượng lớn máu trong cơ thể. Không chỉ vậy, rong kinh còn có thể là dấu hiệu lâm sàng của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung… Cũng cần phân biệt giữa rong kinh và rong huyết, mặc dù giống nhau về lượng máu và thời gian nhưng rong kinh hoạt động có tính chất chu kỳ, còn rong huyết là tình trạng chảy máu bất chợt không có quy luật.


2. Nguyên nhân gây rong kinh


Nguyên nhân phổ biến gây rong kinh bao gồm:

- Mất cân bằng hormone

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone sẽ điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức gây chảy máu kinh nguyệt nặng, lượng máu kinh ra nhiều. 

Một số yếu tố gây mất cân bằng hormone là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), béo phì, kháng insulin và các vấn đề tuyến giáp. 

- Rối loạn chức năng buồng trứng

Nếu buồng trứng không giải phóng trứng (rụng trứng) trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến rong kinh. 

- U xơ tử cung

Những khối u không ung thư (lành tính) của tử cung xuất hiện trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ. U xơ tử cung có thể nặng hơn khi gây ra chảy máu kinh nguyệt bình thường hoặc kéo dài. 

- Polyp tử cung

Polyp có kích thước nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng và kéo dài.

- Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nặng và đau đớn cho người bệnh. 

- Dụng cụ tử cung (DCTC)

Rong kinh là một tác dụng phụ thường gặp của việc sử dụng dụng cụ tử cung không có nội tiết tố để tránh thai.

- Biến chứng thai kỳ

Ra máu khi mang thai có thể là biểu hiện của sảy thai hoặc nhau thai nằm ở vị trí bất thường. 

- Ung thư

Ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt khi bạn đã mãn kinh hoặc đã có kết quả xét nghiệm PAP bất thường trước đó. 

- Rối loạn chảy máu do di truyền

Một số rối loạn chảy máu – chẳng hạn như bệnh Von Willebrand (thiếu yếu tố đông máu) – có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường.

- Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến nội tiết tố có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài.

- Do bệnh lý

Một số điều kiện y tế khác, bao gồm bệnh gan hoặc thận, có thể liên quan đến rong kinh.

- Các yếu tố rủi ro khác

Trong một chu kỳ bình thường, việc phóng trứng ra khỏi buồng trứng sẽ kích thích sản xuất progesterone của cơ thể, hormone nữ chịu trách nhiệm cao nhất trong việc giữ chu kỳ đều đặn. Khi không có trứng được giải phóng, progesterone không đủ có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng.

Rong kinh ở trẻ vị thành niên thường là do anovulation (một rối loạn dyshormonal của chu kỳ kinh nguyệt, trong đó một quả trứng trưởng thành không thể rời khỏi buồng trứng). 

Rong kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường là do bệnh lý tử cung, bao gồm u xơ, polyp và lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các vấn đề khác, như ung thư tử cung, rối loạn chảy máu, tác dụng phụ của thuốc và bệnh gan hoặc thận có thể là yếu tố góp phần.


3. Dấu hiệu khi bị rong kinh là gì?



Khi bị rong kinh, người phụ nữ sẽ có các biểu hiện sau:

•    Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày

•    Lượng máu bị mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt vượt quá 80ml/chu kỳ.

•    Xuất huyết nặng trong thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, trên thực tế người phụ nữ phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ một lần, tiếp diễn trong nhiều giờ. Kinh nguyệt đặc biệt ra nhiều vào ban đêm.

•    Đau bụng dưới.

•    Máu kinh đóng thành cục lớn.

•    Người phụ nữ bị rong kinh nếu kèm theo cường kinh trong thời gian dài có thể có các triệu chứng của thiếu máu như mệt mỏi, thở dốc…


4. Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài


4.1. Điều chỉnh lối sống khoa học


Chế độ sinh hoạt là một trong những cách cải thiện rong kinh và cách điều trị này có thể mang lại kết quả khả quan, theo đó chị em cần:

•    Nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động thể lực nặng và vận động mạnh;

•    Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tránh căng thẳng, stress;

•    Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc;

•    Giữ vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ;

•    Thường xuyên thay băng vệ sinh mới đều đặn.


4.2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý


Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp chị em phụ nữ cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tránh tình trạng thiếu máu xảy ra. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp chị em nạp thêm năng lượng, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn:

•    Thêm các loại trái cây và rau củ xanh vào thực đơn hàng ngày giúp chị em ổn định đường huyết trong máu, cân bằng nội tiết tố, hạn chế tình trạng nhiễm trùng;

•    Bổ sung các loại cá biển hoặc cá giàu chất béo giúp giảm đau, giảm viêm;

•    Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin B6 để cải thiện tình trạng thiếu máu nếu có;

•    Thêm ngũ cốc vào chế độ ăn, bởi chúng chứa ít glycemic giúp cân bằng nội tiết tố;

•    Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê;

•    Không ăn món cay, nóng như các món ăn nhiều ớt, tiêu.


4.3. Thăm khám bác sĩ phụ khoa để chẩn đoán nguyên nhân gây rong kinh


Khám phụ khoa là việc làm cần thiết và quan trọng khi phát hiện bản thân đang bị rong kinh. Thông qua thăm khám các bác sĩ sản phụ khoa sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử trí hiệu quả nhất, giúp chị em giải quyết triệt để tình trạng này và tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.

Để chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây kinh nguyệt kéo dài, bác sĩ cần khai thác thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý (bản thân và gia đình), thăm khám thực thể và thực hiện xét nghiệm máu trong trường hợp nghi ngờ chị em mắc chứng thiếu máu.

Tiếp theo bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung cần thiết để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả như:

•    Siêu âm: quan sát hình ảnh tử cung, buồng trứng và xương chậu;

•    Xét nghiệm PAP: mẫu nhỏ tế bào ở bề mặt cổ tử cung được lấy để tiến hành kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, xem xét có hay không tế bào ung thư hoặc mầm mống của ung thư;

•    Sinh thiết nội mạc tử cung: mẫu mô ở nội mạc tử cung được lấy ra để kiểm tra sự hiện diện của ung thư.

•    Soi tử cung: sử dụng ống soi có gắn camera ghi hình bên trong tử cung.

•    Chụp cản quang tử cung vòi trứng: tiêm chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng sau đó tiến hành quan sát trên phim X-quang.


4.4. Cách điều trị rong kinh kéo dài


Cách điều trị rong kinh sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: nguyên nhân và nguyện vọng sinh con của chị em phụ nữ. Bác sĩ sẽ chỉ định chị em sử dụng các loại thuốc để cải thiện tình trạng rong kinh có thể kể đến là thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bổ sung hormone Progesterone hoặc bổ sung sắt. Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, một số trường hợp cần chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị triệt để nguyên nhân gây kinh nguyệt kéo dài.

Một số thủ thuật can thiệp điều trị là nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung... Tuy nhiên, những thủ thuật này là có thể gây vô sinh, do đó chỉ được chỉ định trong trường hợp phụ nữ lớn tuổi hoặc phụ nữ không còn nhu cầu sinh con.

Mỗi phụ nữ là khác nhau, do đó nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Khi nghi ngờ bị bệnh, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu hơn về rong kinh và cách điều trị kinh nguyệt kéo dài. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, tuy nhiên để thăm khám đúng bệnh, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, người bệnh cũng nên lựa chọn các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín.

Giải pháp cho phái nữ: Eluna - Cân bằng nội tiết tố nữ, trẻ hóa với thời gian, đồng hành cùng sắc đẹp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Eluna giúp bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.


CÔNG DỤNG CỦA ELUNA:

- Giúp bổ sung hỗn hợp vitamin, khoáng và chiết xuất thảo dược

- Cân bằng nội tiết tố nữ Etrogen 

- Bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, chứng bốc hỏa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.   

- Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn.Chống nhăn, nám tận gốc.

- Điều hòa kinh nguyệt, điệu trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh.

- Chống lão hõa, stress, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.

- Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.

- Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục. 

- Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.

- Tăng khả năng sinh sản, hỗ trợ dễ mang thai, điều trị vô sinh hiếm muộn.

- Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần xuất và thời gian thăng hoa. 

- Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.

- Tăng cường chức năng gan thận và tiêu hóa giúp hấp thu can xi giúp xương chắc khỏe.

- Hỗ trợ giảm Colesterol và ổn định huyết áp, đường huyết, biến chứng tiểu đường.

- Khủ gốc tự do, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng đa nang...

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Comments

Popular posts from this blog

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ.

Những điều cần biết về rối loạn chức năng tình dục ở nam giới

Cần làm gì để cải thiện tình trạng mãn dục nam.